Trong xây dựng việc sử dụng sơn lót và sơn phủ đều là những bước quan trọng trong việc hoàn thiện bề mặt tường giúp màu sắc sơn thêm đẹp nên các loại sơn như vậy đều có chức năng để bảo vệ và trang trí bề mặt rất thông dụng và phổ biến hiện nay và được thi công sơn ngoại – nội thất cho rất nhiều các công trình lớn nhỏ vì sự cần thiết và tính năng của sơn.
- Có nên dùng sơn trắng lăn thay cho sơn lót không ?
- Các loại sơn nước được bán nhiều trên thị trường hiện nay ?
- Sơn dầu sử dụng bề mặt gỗ được không ?
Có rất nhiều loại sơn phổ biến hiện nay, thực hiện nhiều chức năng và công dụng khác nhau. Chúng tôi xin giới thiệu đến bạn dòng sơn lót và dòng sơn phủ là 2 dòng sơn chính mà mỗi công trình đều sử dụng đến.
Sơn Lót Là Gì? Có Những Loại Sơn Lót Nào? Chức Năng Và Cách Thức Thi Công Của Sơn Lót Cho Các Công Trình.
Sơn lót là lớp sơn trước khi tiến hành thi công sơn phủ bề mặt nên cũng là lớp trung gian giữa bề mặt vật liệu với lớp sơn phủ bề mặt. Sơn lót rất cần thiết và thực hiện chức năng rất quan trọng đối với mọi công trình.
Sơn lót hiện nay có rất nhiều loại, thi công sơn phù hợp với từng loại bề mặt vật liệu khác nhau và thích hợp với nhiều môi trường khác nhau.
Một số loại sơn lót hiện nay như:
+ Sơn lót kháng kiềm – Sơn lót được sử dụng cho tường, có chức năng chống kiềm hóa trong xi măng, giúp cho tường không phấn hóa, muối hóa, làm phẳng tường và giúp tăng khả năng kết dính của tường với lớp sơn nước phủ ngoài của tường.
+ Sơn lót chống rỉ cho sắt thép : Là loại sơn lót được sử dụng cho sắt thép, được sử dụng trước khi sử dụng dầu hoặc sơn epoxy lên sắt thép hoặc gỗ, có màu xám hoặc màu đỏ, tùy từng loại sắt thép hoặc gỗ để có loại sơn chống rỉ cho phù hợp.
+ Sơn Lót epoxy Trong suốt cho nền bê tông là lớp lót không màu, đây là loại sơn hai thành phần, chủ yếu dùng cho bề mặt bê tông, có độ bám dính tốt là lớp trung gian trước khi sử dụng sơn phủ epoxy cho tường bê tông.
Ngoài ra còn một số loại sơn lót khác như: sơn lót chịu nhiệt, sơn lót kẻ vạch, ….
Cách thức thi công sơn lót rất dễ dàng, thực hiện đơn giản với các bước chính như:
- Chuẩn bị bề mặt, làm sạch bụi bẩn và lớp sơn cũ bằng chất tẩy rửa hay máy chà bề mặt chuyên dụng
- Xem kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất: Tiến hành thi công sơn khuấy đều sơn và tiến hành thi công lên bề mặt.
- Sau đó để khô và thi công các loại sơn sau đó.
Chức Năng Của Sơn Phủ Và Cách Thi Công Sơn Phủ Sao Cho Hiệu Quả Nhất.
Sơn phủ là bước quan trọng nhất trong quá trình hoàn thiện bề mặt, sơn phủ thường có nhiều màu sắc, đa dạng sự lựa chọn. Sơn phủ có độ bám dính tốt, đa năng và nhiều tác dụng.khi thi công sơn đúng kỹ thuật mà nhà sản xuất sơn đưa ra.
Những loại sơn phủ trên thị trường sơn như:
- Sơn nước phủ cho tường: Sử dụng cho chủ yếu cho tường, trần, rất đa dạng màu sắc. Sơn nước phủ cho tường có nhiều công dụng như: trang trí cho tường với nhiều màu sắc, chống thấm nước, chống ẩm mốc cho tường, chịu nắng mưa gió bụi, chống rong rêu cho tường, làm phẳng bề mặt,….Sơn nước phủ màu ngoài rất cần thiết đối với các công trình.
- Sơn dầu cho sắt thép là dạng sơn phủ sử dụng để bảo vệ cho bề mặt sắt thép với nhiều màu sắc, được sử dụng sau khi sử dụng lớp lót chống rỉ cho sắt thép. Sơn dầu giúp bề mặt chống ăn mòn bề mặt, chống gỉ sét và trang trí bề mặt.
- Sơn epoxy phủ màu cho nền bê tông: Được sử dụng sau khi sử dụng sơn lót epoxy trong suốt cho nền, có nhiều tính năng vượt trội hơn hẳn so với những dòng sơn thông thường như khả năng chịu được trọng tải lớn, chịu được hóa chất, kháng khuẩn, chịu được độ mài mòn cao nhất.
Còn một số loại sơn phủ khác như: Sơn chịu nhiệt, sơn chống nóng, sơn 2k, … với chất lượng và chức năng khác nhau.
Cách thi công sơn phủ phụ thuộc một phần vào lớp sơn lót, chính vì thế cần phải thi công sơn lót trước và thi công sơn lót phải đạt được chất lượng tốt thì việc thi công sơn phủ mới đạt được hiệu quả cao.