TẠI SAO PHẢI THI CÔNG SƠN EPOXY CHO PHÒNG SẠCH BỆNH VIỆN

Thi công sơn sàn epoxy cho phòng sạch bệnh viện là một việc quan trọng vì ở đó có rất nhiều người đi lại …sẽ ảnh hưởng đến việc, cứu chữa bệnh nhân nên rất cần có các phòng có độ vô khuẩn cao theo tiêu chuẩn của ngành y tế đưa ra. 

Nói chung,bề mặt sàn bệnh viện qua thời gian dài sử dụng sẽ để lại các vết nứt, trầy xước sẽ tích tụ bụi bẩn và kết hợp thêm độ ẩm, tạo ra môi trường thích hợp cho sự phát triển của vi khuẩn nên cần trang bị cơ sở hạ tầng có thể kháng khuẩn, bụi bẩn ở ngưỡng cho phép, để tránh bị nhiệm bệnh chéo trong các cơ sở y tế.

4 Ưu Điểm Của Việc Thi Công Sơn Sàn Epoxy Bệnh Viện

Đặc biệt, phòng sạch cho bệnh viện yêu cầu rất cao về các tiêu chí không nhiễm các loại vi khuẩn, bụi bẩn khác. Trong suốt quá trình thi công sàn epoxy phải tuân thủ các điều kiện môi trường khách quan để đạt được hiệu quả cao sau khi đưa vào sử dụng .Với những đặc tính như:

  • Sơn sàn epoxy bệnh viện có khả năng kháng khuẩn, các loại nấm mốc và hóa chất khác
  • Chịu được sự va đập nhẹ và chịu được sự mài mòn
  • Sau khi thi công bề mặt sẽ hơi bóng nhẹ, chống trơn trượt,…
  • Dễ dàng vệ sinh sàn nhà epoxy bằng các chất tẩy rửa vô trùng khác…

Cần Chú Ý Những Gì Khi Thi Công Sơn Sàn Epoxy Cho Phòng Sạch

Trước khi thi công sơn sàn Epoxy cho phòng sạch cần lưu ý:

  • Xử lý bề mặt bằng phẳng, đảm bảo bề mặt luôn phẳng không có vết nứt xuất hiện khi sơn sàn epoxy
  • Chọn những dòng sơn phủ epoxy có khả năng chống bụi bẩn, đạt tiêu chuẩn để thi công cho phòng sạch.
  • Thi công sơn sàn epoxy cho phòng sạch nên chọn dòng sơn tự san phẳng để bề mặt nền bê tông được che lấp tốt nhất.

 Quá Trình Thi Công Sơn Sàn Epoxy Phòng Sạch

Bước 1: Xử lý bề mặt trước khi thi công sơn sàn epoxy

Trước khi thi công sơn sàn epoxy cho phòng sạch, bề mặt phải được vệ sinh sạch sẽ, không dính bụi bẩn, bề mặt hư hỏng cần trám trét cho phẳng mịn. Sau đó, cần tạo độ nhám cho bề mặt được sơn sàn epoxy để tăng độ bám dính giữa bề mặt với lớp sơn lót epoxy và sơn sàn epoxy. Tùy vào hệ thống máy móc của nhà thầu, sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sơn sàn epoxy.

Bước 2: Sửa chữa bề mặt cần được thi công sơn sàn epoxy

Dùng vữa epoxy 2 thành phần, trám trét các vị trí hư hỏng, lồi lõm, gồ ghề, một số sàn bị nứt thì phải dùng vật liệu thích hợp để xử lý.

Bước 3: Thi công lớp sơn lót epoxy

Các bước thi công sơn sàn epoxy thì không thể thiếu quá trình thi công lớp lót. Sơn lót epoxy có độ thẩm thấu và bám dính tốt với bề mặt nên dùng như là lớp keo để gắn kết lớp sơn epoxy phủ với sàn bê tông.

Bước 4: Thi công lớp sơn phủ epoxy

Trước khi thi công lớp hoàn thiện thì phải thi công sơn sàn epoxy lớp trung gian, lớp sàn sơn epoxy trung gian là lớp sơn màu, thường là cùng màu và cùng loại với lớp sơn phủ.

Sau khi lớp sơn sàn epoxy trung gian đã khô, tiến hành vệ sinh một lần nữa trước khi thi công lớp sơn sàn epoxy phủ hoàn thiện cuối cùng. Quá trình pha sơn để thi công sơn epoxy hoàn thiện phải theo định mức và tỉ lệ của nhà sản xuất đưa ra.

Ngoài ra, phòng sạch còn được xây dựng phục vụ cho các ngành công nghiệp khác như nhà máy chế biến thực phẩm, phòng nghiên cứu – sản xuất – kho cho ngành y tế, phòng sạch lắp ráp các bo mạch – điện tử. Tùy vào yêu cầu của ngành đó mà có quy trình thi công kết cấu xây dựng sơn sàn epoxy cho phòng sạch phù hợp theo tiêu chuẩn cho phép độ sạch của công trình đó. Qua bài viết này, đã giúp bạn dễ dàng hiểu thêm về lợi ích, quá trình thi công sơn sàn epoxy riêng cho bệnh viện.