Trong thời đại công nghệ hiện nay, việc sử dụng sơn epoxy để phủ sàn nhà xưởng sẽ mang lợi hiệu quả cao cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Tuy nhiên, lựa chọn dòng sơn epoxy và cách thức thi công phù hợp là việc không hề dễ dàng. Hãy cùng tìm hiểu về dòng sơn epoxy Jotun và những lưu ý trong thi công để làm rõ nhé!
XEM THÊM: Bảng màu sơn Jotun mới nhất năm 2023
TÌM HIỂU VỀ SƠN EPOXY VÀ SƠN EPOXY JOTUN LÀ GÌ?
Về sơn epoxy, có cấu tạo thành phần thường bao gồm hai thành phần, phần sơn (phần A) và phần đóng rắn (phần B). Phần A là thành phần chính của sơn epoxy có tác dụng che lấp khuyết tật, chứa hạt màu tạo tính thẩm mỹ, độ bóng sáng cho nền sau thi công. Còn về phần đóng rắn giúp sơn epoxy có khả năng chống chịu các lực tác động từ bên ngoài, chịu va đập và ăn mòn của hóa chất.
Sơn epoxy Jotun khá đa dạng với nhiều dòng sơn epoxy chuyên dùng cho sắt thép, cho tàu biển và cho sàn nhà xưởng. Tại bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu về sơn epoxy chuyên dùng cho sàn nhà xưởng của Jotun.
- Sản phẩm sơn Jotun Jotafloor Coating là loại sơn có hiệu suất cao, tự làm nhẵn mang lại 1 bề mặt không vết nối. Ưu điểm của sơn là có khả năng chống hóa chất, mài mòn và va chạm cơ học tuyệt hảo. Nếu cần khả năng chống trượt, có thể sử dụng Jotafloor Non Slip trong hệ sơn. Rất thích hợp trong nhà xưởng sản xuất và nhà kho.
- Sơn Jotun Jotafloor Glass Flake là sơn 2 thành phần gốc epoxy đóng rắn bằng amide và được gia cường vảy thủy tinh. Sản phẩm này là loại sơn có hiệu suất cao và rất dễ thi công. Jotafloor Glass Flake có hiệu suất cao, được thiết kế đặc biệt như là lớp sơn chịu va đập và mài mòn cho những bề mặt chịu những điều kiện khắc nghiệt. Sơn phủ cho sàn bê tông, chịu mài mòn và va chạm cơ học thường gặp trên các sàn đậu xe, sàn giao thông chịu trọng tải nặng.
- Sơn Jotun Jotafloor SL Universal là loại sơn epoxy tự san phẳng với cấu tạo ba thành phần không chứa dung môi gốc epoxy đóng rắn bằng amine. Sản phẩm Jotafloor SL Universal có tính mềm dẻo, chống trượt, chịu hóa chất, chịu va đập và mài mòn từ hóa chất cao. Ứng dụng của dòng sơn này là trong phòng thí nghiệm, bệnh viện, nhà máy sản xuất bia và thực phẩm, nhà bếp, cơ sở sản xuất công nghệ cao, sản xuất sữa…
TẢI VỀ: Bảng báo giá sơn Jotun chính hãng
NHỮNG LƯU Ý TRONG VIỆC THI CÔNG SƠN EPOXY JOTUN MÀ BẠN CẦN BIẾT
Trước khi thi công sơn epoxy jotun cần đảm bảo bề mặt phải khô ráo, thoát ẩm. Kiểm tra độ ẩm bề mặt bằng các thiết bị máy móc chuyên dùng, đảm bảo độ ẩm bề mặt thi công ≤16% ,nhiệt độ bề mặt lớn hơn 10ºC
Vệ sinh sạch các bụi bẩn, dầu mỡ, trên bề mặt. Sử dụng chất tẩy rửa chuyên dụng loại bỏ các tạp chất, lớp sơn cũ hay rêu mốc. Sau đó cần dùng mái mày sàn để sàn bằng phẳng và có độ nhám, điều này giúp sơn dễ bám dính hơn.
Tuân theo tỉ lệ pha sơn epoxy, tỉ lệ pha dung môi và thi công theo 1 trình tự từ sơn lót rồi mới đến sơn phủ. Tiêu chuẩn là phải đạt ít nhất 1 lớp sơn lót và 2 lớp sơn phủ.
Cần chú ý thời gian khô của các lớp sơn, đảm bảo lớp sơn khô cứng mới tiến hành thi công lớp tiếp theo.
Hiện nay trên thị trường xuất hiện nhiều hãng sơn epoxy như: sơn epoxy APT, Jotun, Kova, Cadin, KCC, Nanpao, Kansai, Rainbow, Seamaster … Tuy nhiên, sơn epoxy Jotun vẫn khẳng định được vị thế và chất lượng trong lòng người tiêu dùng. Sau bài viết này, hy vọng sẽ giúp cho bạn có thêm nhiều thông tin bổ ích cho việc thi công các công trình sơn epoxy Jotun.