NHỮNG LƯU Ý VÀNG KHI THI CÔNG SƠN TRÊN CÁC BỀ MẶT CŨ

Ngôi nhà của bạn sau một thời gian sử dụng lớp sơn ngoài đã không còn đẹp như mới, đôi khi lại xuyết hiện những vết nứt, vết ẩm mốc nên bạn muốn sơn sửa lại nhưng vẫn còn băn khoan về chi phí sơn mới? liệu lớp sơn mới phủ lên tường cũ có đẹp, tuổi thọ có được như lần sơn đầu tiên? Và thi công sơn bề mặt cũ như thế nào? Bài viết này, sẽ giúp bạn giải đáp được những thắc mắc đó.

Ảnh minh họa

Đánh giá mức độ sơn sửa lại bề mặt tường cũ

Bước đầu tiên chúng ta nên xác định thi công sơn thường có những trường hợp để sửa chữa bề mặt tường cũ như tường xây mới:

  • Bề mặt tường bị hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng nằm ngoài dự tính khi hiện trạng bề mặt tường vẫn trong tình trạng vẫn còn sơn mới không có vết nứt hư hại nhiều nhưng do thiên tai bão lũ làm bề mặt tường ẩm mốc, dột…
  • Thi công sơn bề mặt tường theo định kỳ từ 6 – 8 năm do tác động bởi môi trường bên ngoài như thời tiết, bám bụi, chịu sự mài mòn từ gió bụi, va chạm bởi ngoại lực…
  • Khi có sự kiện quan trọng trong gia đình ( như sơn lại toàn bộ bề mặt tường nội thất và ngoại thất cho đám cưới, lễ tết, lễ mừng thọ…)

Xử lý bề mặt tường cũ trước khi thi công sơn

Sau khi đã xác định những nguyên nhân và diện tích cần sơn, dự toán chi tiết mua bao nhiêu lít sơn là vừa. Chúng ta bắt đầu tiến hành xử lý bề mặt trước khi thi công sơn.

Xử lý kỹ bề mặt tường cũ trước khi sơn sẽ giúp chủ nhà tiết kiệm được những chi phí như: Xem xét tình trạng bề mặt tường có thể sơn lên lớp sơn phủ mới hay bề mặt tường bị hư hại nặng nên việc này sẽ giúp chủ nhà tiết kiệm được lượng sơn lót và sơn phủ, giúp bề mặt tường được sơn lại sẽ có tuổi thọ lớp sơn phủ ngoài được tăng lên…

Bề mặt cũ cần được làm sạch, tẩy rửa các vết loang ố, bụi bẩn, dầu mỡ hay lớp sơn cũ bám dính kém bằng các sản phẩm chuyên dụng hoặc hóa chất phù hợp. Những nơi ẩm thấp có độ ẩm cao cần được phải sử lý triệt để bằng các phương pháp chống thấm thông thường. Các biện pháp chống thấm, chống ẩm cần phải được thực hiện (như sơn lót chống kiềm chuyên dụng), đặc biệt là ở những nơi có hiện tượng nứt, ẩm mốc như trần nhà, tường mái. Trong trường hợp cần thiết, có thể cạo tường hoặc phải đập ra nếu cần, để trám trát lại nhằm đảm bảo không còn hiện tượng ngấm, đọng nước.

Ảnh minh họa

Có nên sử dụng sơn lót khi sơn tường cũ không?

Tường cũ sau khi được xử lý, các vết ố vàng, ẩm mốc và cạo bỏ lớp sơn cũ nên sử dụng sơn lót trước khi thi công sơn phủ màu. Ở Việt Nam thường có thời tiết nóng ẩm và mưa nhiều vì vậy sơn lót rất cần thiết khi thi công trên tường cũ.

Lớp sơn lót thường bị chủ nhà bỏ qua để tiết kiệm chi phí khi thi công nhưng đó lại là tác nhân chính khiến bề mặt tường sơn nhanh bị xuống cấp. Sơn lót có tác dụng vô cùng to lớn giúp bề mặt tường sơn có tuổi thọ cao, sơn lót giúp tăng cường độ kết dính của lớp sơn phủ màu, sơn lót giúp khàng kiềm hiệu quả giảm ố vàng, xuống màu, bong tróc của lớp sơn phủ ngoài, giúp tăng tuổi thọ cho tường sơn.

Những lưu ý khi chọn sơn cho tường cũ

Hiện nay trên thị trường sơn Việt Nam có rất nhiều hãng sơn nổi tiếng có chất lượng tốt đảm bảo những yêu cầu hiện nay về độ bền, chất lượng, màu sắc, giá cả.., nhưng hiện nay sơn giả cũng đang là vấn nạn tại Việt Nam, sơn giả kém chất lượng khiến ngôi nhà của bạn nhanh bị xuống cấp hơn tốn kém chi phí sửa chữa, ảnh hưởng đến sức khỏe cho người dùng trong quá trình sơn sửa….

Vì vậy chọn một nhà cung cấp sơn uy tín là một điều đặc biệt cần thiết, giúp bạn an tâm sử dụng và tiết kiệm chi phí một cách thông minh nhất.